Các hãng Trung Quốc chiếm thị phần xe điện kỷ lục ở châu Âu

Con số này, bao gồm cả Vương quốc Anh, gồm khoảng 23.000 xe điện đã được đăng ký trong tháng 6, tăng 72% so với tháng 5, khi người tiêu dùng tranh thủ mua sắm trước khi giá tăng.

Theo phân tích dữ liệu của Dataforce, SAIC, hãng xe Trung Quốc và là công ty mẹ của thương hiệu Anh MG, góp phần lớn vào sự tăng trưởng này. Nhưng 40% lượng xe nhập khẩu được đăng ký bởi các đại lý chứ không phải bởi các tài xế, dấu hiệu cho thấy một đợt bán hàng gấp rút trước thuế.

Nhà sản xuất này đã bán được gần 13.400 chiếc vào tháng 6 so với doanh số dưới 4.000 chiếc của đối thủ BYD, hãng đang bán các dòng xe Dolphin và Seal.

Xe điện MG4 tại châu Âu. Ảnh: MG

Xe điện MG4 tại châu Âu. Ảnh: MG

SAIC là đối tượng chịu mức thuế cao nhất của EU, là 38%, trong khi xe của BYD chịu thuế 17% – chính sách được áp dụng từ ngày 5/7 như một phần trong nỗ lực của EU nhằm tạo ra một sân chơi công bằng với các nhà sản xuất ôtô của chính châu lục này, như BMW, Audi, cũng như Fiat và Renault thuộc tập đoàn Stellantis.

Những chính sách ưu đãi khi mua xe điện đã thúc đẩy mạnh mẽ doanh số tại Italy, nơi khoảng 200 triệu euro dành cho trợ cấp mua xe mới đã hết sạch trong 9 giờ kể từ khi chương trình được phát động, theo Dataforce.

Dữ liệu hải quan mới từ Bắc Kinh cho thấy EU và Vương quốc Anh chiếm gần một nửa tổng giá trị xuất khẩu xe điện của Trung Quốc trong 6 tháng đầu năm nay.

Dữ liệu được phân tích bởi website chuyên về thương mại Trung Quốc, Soapbox, cho thấy Vương quốc Anh chiếm 12%, trong khi EU chiếm 36%, so với chỉ 1% ở Mỹ, nơi đã áp thuế 100% đối với các mặt hàng nhập khẩu từ đầu năm nay.

Brazil và Australia là những thị trường quan trọng thứ ba, mỗi nơi chiếm 7% tổng doanh số. Tiếp theo là Thái Lan, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Hàn Quốc, đều với tỷ lệ 4%, và Israel chiếm 3%.

Nghiên cứu của ngân hàng Tây Ban Nha BBVA cho thấy giá của một chiếc ôtô Trung Quốc ở châu Âu thường gấp đôi so với giá xe tại thị trường nội địa. Mẫu xe cấp thấp của BYD, Dolphin, có giá bán lẻ chỉ hơn 30.000 bảng, gần gấp ba lần giá của nó ở Trung Quốc là 10.900 bảng. Ngược lại, xe Polestar 3 có giá 53.000 bảng ở Anh, cao hơn 64% so với giá niêm yết ở Trung Quốc.

Các thị trường lớn nhất của xe điện Trung Quốc ở châu Âu là Đức, Anh và Pháp, tiếp theo là Na Uy, Bỉ và Italy. Trong số 208.872 xe điện bán ra ở châu Âu vào tháng 6, hơn 43.400 chiếc bán ra ở Đức, giảm 18% so với tháng trước.

Tại Vương quốc Anh, doanh số tăng 7,4%, đạt mức 34.000 chiếc, trong khi tại Pháp, doanh số giảm 10% xuống còn gần 30.000 xe.

Đầu năm nay, Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô châu Âu (ACEA) đã chỉ ra một sự tăng vọt đáng kể trong doanh số xe thuần điện của Trung Quốc ở châu Âu, tức không bao gồm xe hybrid hayhybrid sạc điện. Trong năm 2023, xe thuần điện sản xuất tại Trung Quốc, bao gồm cả Tesla và các thương hiệu của EU sản xuất tại Trung Quốc, chiếm 21.7% tổng doanh số, tăng so với 2,9% vào năm 2020. Các thương hiệu Trung Quốc chiếm 8% trong số đó, theo dữ liệu của ACEA.

Mỹ Anh (theo Guardian)



Đồ chơi xe hơi Củ Chi

Cung cấp, lắp đặt mọi thiết bị đồi chơi xe, độ xe uy tín, bảo hành lâu dài tại Củ Chi. Các sản phẩm bán chạy được khách hàng tin dùng nhiều nhất từ dồ chơi xe hơi Củ Chi như: màn hình android, camera, dán phim cách nhiệt, thảm lót sàn, bảo dưỡng xe.

banner-đo-cho-xe-hoi-cu-chi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *